Từ vị thuốc dân gian…
Trong dân gian có lưu truyền câu chuyện rằng trước đây có một ngôi làng gặp phải đại dịch. Người dân cứ mắc bệnh rồi chết dần mà không có loại thuốc nào chữa khỏi. Khi đó, một cô gái trong làng bỗng nhớ lại câu chuyện cha kể khi ông còn sống về một loại chim đặc biệt sống trên nũi Trường Bạch sống được trong thời tiết khắc nghiệt mà vẫn khỏe mạnh nhờ ăn rễ của một loài cây nhỏ, kỵ nước và sợ ánh sáng. Cô liền lên đường, tiến thẳng về phía dãy núi Trường Bạch.
Vượt qua bao chặng đường gian truân, núi rừng hiểm trở trong tiết trời lạnh giá, cuối cùng cô cũng đã đến được nơi cần tới. Nhưng thân con gái yếu ớt, cô gần như kiệt sức và thiếp đi lúc nào không hay. Lúc tỉnh lại, cô bỗng thấy một con chim đang đào bới và ăn rễ của một cây cỏ gần đó. Lập tức cô cố dùng sức lực cuối cùng tới chỗ cây cỏ đó, bới rễ và ăn ngấu nghiến sau nhiều ngày chịu đói rét.
Một lúc sau, cô bỗng thấy người nhẹ nhõm và khỏe mạnh hẳn lên. Cô vui mừng nhận ra rằng hành trình tìm kiếm của mình đã có kết quả. Cô lấy rất nhiều rễ cây đó mang về làng cho người bệnh ốm yếu dùng. Và nhờ vậy, cả làng cô đã khỏe mạnh trở lại và dịch bệnh cũng đã không còn. Cũng từ đó, cây cỏ nọ mang tên nhân sâm và loài chim kia được người dân gọi là Sâm Cầm.
…đến món ăn đại bổ dành cho Vua Chúa
Sâm Cầm là loài chim di cư từ phương Bắc và sống thành đàn ở những nơi có nước. Đầu đông mỗi năm khi trời se lạnh chúng lại bay qua nước ta, chúng thường nhẩn nha đỗ lại Hồ Tây để ăn giống sen quý nơi này, nên nhiều người thường gọi chúng với cái tên sâm cầm Hồ Tây. Có lẽ chính sự gắn bó đặc biệt đó đã khiến cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đưa hình ảnh gần gũi, đời thường đó vào tuyệt phẩm Nhớ mùa thu Hà Nội:
“Hồ Tây chiều thu mặt nước vàng lay, bờ xa mời gọi
Màn sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời…”
Reviews
There are no reviews yet.